CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHỒN HƯƠNG

logo

Hotline: 0866 220 611 0398833599(zalo)

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHỒN HƯƠNG
30/04/2024 05:00 PM 26 Lượt xem

    1- Hội chứng viêm ruột tiêu chảy :

    Chúng tôi gọi là hội chứng vì nguyên nhân gây bệnh có thể do 1,2 thậm chí 3-4 loại vi khuẩn, virus gây bệnh cùng lúc hoặc loại này được bội nhiễm sau loại kia. Khi đường tiêu hóa của chồn bị tổn thương, sức đề kháng bị giảm sút đặc biệt là khi bị nhiễm trùng các loại vi khuẩn có độc lực cao, gây bệnh trên nhiều cơ quan nội tạng - ví dụ : vi khuẩn Thương hàn ( Salmonella , E. Coli ), hoặc một số loại virus ( Rota virus , Corona virus ), hoặc do cầu trùng ( Emeria sp )

    Triệu chứng chung là chồn có các biểu hiện sau : 

    Khi mắc bệnh do vi khuẩn Thương hàn, E.Coli ...

     - Thường gặp trên chồn 1-2 tháng tuổi với những biểu hiện: sốt cao 410 - 420C, nằm yên một chỗ, yếu ớt, có biểu hiện thần kinh gây chết trong vòng 1-2 ngày.

     - Tiêu chảy phân vàng , ói mửa, tiêu chảy phân vàng, da tím đỏ ở phần tai, họng, mặt trong mũi, viêm phổi thở khó và chết sau 4-5 ngày.

     - Chồn mẹ sinh sản thường bị sẩy thai khoảng 1 tháng trước khi đẻ hoặc chồn con chết khi sinh

     - Thể mãn tính: Bệnh âm ỉ kéo dài, sốt không cao, táo bón một thời gian sau đó ỉa chảy dai dẳng phân thối, trên da có những nốt đỏ hay tím bầm, vật gầy dần rồi chết.

     - Thể cấp tính:  Da lưng, ruột viêm có thể chứa mảnh tế bào hoại tử, hạch ruột triển dưỡng và xuất huyết phổi viêm có thể hóa gan, gan nhạt màu, túi mật sưng to, thận xuất huyết điểm và triển dưỡng, lách sung huyết và triển dưỡng

    Trường hợp chồn bị bệnh do Cầu trùng ( Eimeria spp ) có các biểu hiện sau :

     - Chồn bỏ ăn và đi ỉa phân lẫn máu

     - Chồn gầy rộc nhanh, thiếu máu: mào, da nhợt nhạt.

    -  Ủ rũ, bỏ ăn, nằm bẹp kêu khác lạ.

     - Tiêu chảy phân trắng, lỏng, phân sáp vàng, sáp nâu, sáp đen, bã trầu.

     - Ruột phình to từng đoạn, vách ruột trương to dễ vỡ.

     - Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ.

    Việc chẩn đoán lâm sàng để phân biệt chồn bị bệnh do nguyên nhân gì là rất khó vì như chúng tôi đã nghiên cứu thấy rằng thường khi chồn bị mắc bệnh sẽ bội nhiễm từ 2-3 thậm chí 4 loại mầm bệnh khác nhau nếu việc điều trị không tích cực và kịp thời. Do vậy việc điều trị cần sớm, tích cực và toàn diện, song song với điều trị nguyên nhân thì cần phòng hoặc điều trị sớm những bệnh có nguy cơ kế phát. Mặt khác cũng cần dùng các loại thuốc trợ lực, trợ sức và tăng sức đề kháng cho chồn bệnh thì hiệu quả điều trị mới cao

    Phác đồ điều trị mà chúng tôi đã áp dụng cho kết quả cao như sau:

    Ngày 1 :

    - Pha 1ml BAYTRIL 5% + 1ml Dexa + 1ml CATOSAL 10%  tiêm cho 7-10 kg thể trọng ( Ngày 1 lần - buổi sáng )

    - Cho uống Igone S liều 1-2ml/con (buổi sáng)

    - Cho uống COLISPEC hoặc GENTASUL 1ml/ 2kg thể trọng ( buổi chiều )

    Ngày 2 và 3 : Lặp lại như ngày 1 

    Nếu thấy chồn có tiến triển tốt dần lên thì tiếp tục điều trị theo phác đồ trên từ 4-6 ngày sẽ khỏi hoàn toàn 

    Sau 3 ngày nếu  không có tiến triển khả quan thì áp dụng phác đồ 2 như sau :

    Ngày 4 : 

    - Pha 1ml INTERSPECTIN L+ 1ml GLUCO CAFEIN tiêm cho 5-7 kg thể trọng  ( Ngày 2 lần )

    - Cho uống CLOSTOP : 1-  2GR/ con / lần / ngày 2 lần ( có thể trộn thức ăn ) 

    Ngày 5 : Lặp lại như ngày 4 

    Ngày 6 : Lặp lại như ngày 4

    Trường hợp điều trị đúng theo 2 phác đồ trên mà tất cả chồn bệnh không có tiến triển thì nguy cơ rất cao là chồn bị bệnh do một loại virus ( có thể là Rota virus hoặc Corona virus ). Do  vậy việc điều trị sẽ rất khó khăn, nguyên tắc điều trị sẽ là chống mất nước, bù điện giải, chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng, hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào khả năng đề kháng của con bệnh và độc lực của chủng virus gây bệnh 

    Phác đồ chung là : 

    - Cho uống điện giải ORESOL : ngày 5-6 lần 

    - Giữ ấm cho chồn bệnh 

    - Nếu chồn bị mất nước tiêm xoang bụng Lactat hoăc nước muối 30-50ml/con kèm Aminovital

    Nếu chồn có dấu hiệu trương bụng và xác chết nhanh cứng thì nên trộn BMD và thức ăn để trị Clostridum

    Phòng bệnh : Để phòng bệnh cho chồn hương hiện chưa có vắc xin chuyên biệt nhưng trên thực tế các trại đã sử dụng và theo khuyến cáo của các chuyên gia về thú y thì có thể dùng vắc xin phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh của chó để tiêm cho chồn từ 2 tháng tuổi trở lên ( nhất là chuyển từ nơi khác đến ) sẽ giảm được đáng kể tỷ lệ chồn bị ốm, bệnh, tiêu chảy ...

     - Bệnh rụng lông 

    Triệu chứng : Chồn bị rụng lông ở lưng, đuôi . Mức độ nặng nhẹ tùy con, có con rụng từng mảng lớn 

    Nguyên nhân :

    - Do khẩu phần thiếu vitamin và khoáng chất hoặc có trường hợp do chuồng nuôi chật chội, thiếu ánh sáng chồn ít được vận động và tiếp xúc ánh sáng mặt trời nên thiếu vitamin D. Sự thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân dẫn đến suy giảm khả năng hấp thụ khoáng chất, nhất là Can xi của chồn 

    Do chồn bị mắc bệnh ngoại ký sinh trùng như ghẻ, rận, ve hoặc nhiễm nấm 

    Điều trị :

    - Trộn thêm vào khẩu phần ăn của chồn một trong những loại khoáng chất - vitamin như CALPHOSTONIC 5gr/kg TA , BIO- CALPHOS  liều 5ml / chồn / ngày

    - Biotin plus: 5gr/ chồn / ngày

    - Tiêm AD3E hàm lượng thấp : 0,5/ chồn / lần ( Tuần 1 lần )

    - Thuốc điều trị ghẻ nấm : Micona ( tránh xịt vào vùng da lông chồn có thể liếm phải).

    - BỆNH HÔ HẤP và cách bệnh khác bạn tham khảo link này

    https://gardens.decorexpro.com/vi/hozyajstvo/zhivotnovodstvo/bolezni-horkov-simptomy-i-lechenie.html#i-23

     

     

    0